Video footage là gì mà lại được rất nhiều người trong ngành làm phim sử dụng? Thậm chí nó còn được coi là yếu tố quan trọng để tạo nên những thước phim hấp dẫn. Vậy cụ thể thì video footage đóng vai trò gì, có các dạng video footage nào hiện nay? Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới.
Video footage là gì?
Trong ngành sản xuất video thì footage là những cảnh quay ban đầu chưa qua chỉnh sửa, gọi chung là video thô. Để sản xuất thành những đoạn phim hoàn chỉnh thì người ta sẽ phải biên tập hậu kỳ các đoạn footage, cắt ngắn, điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh ánh sáng, âm thanh, hiệu ứng,…
Các đoạn footage thường có dung lượng tương đối dài nên sẽ được chỉnh trên máy chủ hoặc ổ cứng. Với các dự án TVC nhỏ thì dung lượng cần có cho một video thô là 20GB. Vì thế, để phát sóng được và lưu trữ sau đó thì cần phải cắt ngắn hoặc nén chúng lại để giảm bớt dung lượng video, giúp cho quá trình bảo quản chúng được thuận lợi nhất.
Bất kỳ ai sở hữu và chỉnh sửa clip đều được gọi là biên tập viên hoặc Video Editor. Sau khi hoàn tất quá trình chỉnh sửa thì ta sẽ được tác phẩm hoàn chỉnh để đưa vào đĩa, các bộ nhớ thông minh hoặc phát lên các kênh được yêu cầu. Trong trường hợp muốn chỉnh sửa một đoạn nào đó của video này thì người ta phải quay lại chỉnh từ video gốc chứ không thể thực hiện ngay trên sản phẩm đã được đăng tải.
Vậy thực sự thì video footage mang lại lợi ích gì cho đội ngũ làm phim?
Lợi ích của video footage là gì
Một số vai trò cơ bản của video dạng thô đối với một bộ phim như sau.
Tiết kiệm thời gian, kinh phí
87% nhà tiếp thị video báo cáo rằng video mang lại cho họ tỉ suất ROI (tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) rất tích cực. Vì thế, dù bạn hoạt động và kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, kể cả youtuber, streamer, nhà kinh doanh, cho đến các nhãn hàng lớn,… thì việc tạo video quảng cáo luôn là phần không thể thiếu trong các chiến dịch marketing, digital marketing.
Bởi vậy, quá trình tạo ra những đoạn footage luôn có giá trị, nó có thể được tận dụng cho nhiều lần khác nhau. Nhờ quá trình thể cắt, ghép, thêm chúng vào những ấn phẩm quảng cáo sẽ có thêm sức hút và độc đáo riêng. Từ đó, “tài nguyên này” sẽ giúp bạn sẽ tiết kiệm chi phí và công sức.
Tạo ra sản phẩm chất lượng cao
Nhiều doanh nghiệp tận dụng nguồn nhân lực sẵn có mà không sử dụng thêm các dịch vụ làm phim ở bên ngoài. Do đó, những người khoogn chuyên có thể mất nhiều thời gian để tạo ra những đoạn video quảng cáo không dễ dàng. Lúc này, các đoạn video footage có vai trò như nguyên liệu sẵn có để ai cũng có thể cắt ghép và sáng tạo ra những đoạn phim hấp dẫn.
Vậy, có những loại video footage nào đang được sử dụng trong ngành làm phim?
Phân loại footage video
Về cơ bản thì video thô sẽ được chia làm 3 loại chính.
RAW Footage
RAW Footage thực chất là những cảnh quay ban đầu, là dạng thô và chưa được chỉnh sửa. Những clip này được tạo ra từ máy quay phim cảm biến. Và vì là thô nên chúng sẽ giữ được những cảnh chân thật nhất, giữ được nguyên bản các chi tiết, màu sắc, ánh sáng thật trong lúc ghi hình.
RAW Footage sẽ được các biên tập viên chỉnh sửa và xử lý bằng các phần mềm trên máy tính. Nhờ đó, họ cũng sẽ thể hiện được khả năng, trình độ và sức sáng tạo của mình để tạo ra các tác phẩm hoàn chỉnh. Loại máy mà họ sử dụng thường sẽ có công suất và hiệu năng cao để có thể xử lý được những cảnh quay 4k và 6k.
A-Roll
A-Roll là dạng file âm thanh và cảnh quay chính trong các chương trình như talkshow, chương trình thực tế, tin tức,… A-Roll có mục đích là tạo nên mạch của một chương trình. Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng chúng cần được kết hợp với các cảnh quay B-Roll để tạo ra các tác phẩm video thú vị, không bị nhàm chán cho khán giả.
B-Roll
B-Roll là những cảnh quay có công dụng chính là để chuyển cảnh, giúp cho video sản phẩm trở nên mượt mà hơn. B-Roll thường được dùng dưới hình thức hỗ trợ trực quan hoặc dùng để minh họa cho những cảnh quay A-Roll. Ví dụ: Khi A-Roll footage dùng để nói về doanh nghiệp thì B-Roll footage là cảnh quay văn phòng làm việc, cảnh họp bàn,…
B-Roll footage còn có thể là những cảnh quay bầu trời, quay một vật vô định, các cảnh quay tạo kịch tính,… Những cảnh quay này không bắt buộc phải theo một mạch nào cả và hầu như được quay ở chất lượng cao. Video Editor có thể tái sử dụng những cảnh quay này để áp dụng cho các video sản phẩm khác.
Bên cạnh đó, video footage còn được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ hệ thống lại một số loại chính đang được sử dụng hiện nay.
Phân loại Footage
Có 7 loại video thô bao gồm.
Cảnh thiết lập (Establishing Shot)
Cảnh thiết lập là thứ đầu tiên mà người ta có thể nhìn thấy trong video. Đây là bối cảnh cũng như không gian của video. Chúng thường là cảnh rộng ở trong một khu phố, một tòa nhà hoặc một địa điểm nhất định, được video frame hỗ trợ để điều chỉnh tốc độ cho khung hình. Nhờ đó, khán giả có thể hình dung được toàn bộ không gian, nơi diễn ra hoạt động, sự việc.
Cảnh toàn viễn (Extreme Wide Shot)
Cảnh toàn viễn là cảnh được quay từ khoảng cách xa để tạo ra ấn tượng của người xem. Chúng được dựng lên để thấy toàn bộ cảnh quan của một khu vực nhất định. Các cảnh quay này có thể được quay bằng Fly Cam sẽ cho kết quả khả quan nhất.
Cảnh toàn viễn đạt tiêu chuẩn cần giúp người xem hình dung và quan sát được vị trí, quy mô, khoảng cách,… các yếu tố hấp dẫn thị giác. Các yếu tố này được ứng dụng rất nhiều trên phim ảnh,…
Toàn cảnh (Wide Shot (WS) or Long Shot (LS)
Đây là các cảnh giúp khán giả thấy được toàn bộ các nhân vật. Ở phần này, khác với cảnh toàn viễn, nhân vật sẽ thể hiện đầy đủ nhưng ở khung cảnh với vị trí gần hơn.
Cảnh trung (Medium Shot (MS)
Đây là những cảnh quay từ thắt lưng của nhân vật trở lên. Cảnh này có tác dụng thể hiện ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của các nhân vật.
Cận cảnh – Close-Up (CU)
Đây là cảnh chỉ quay một nhân vật hoặc đối tượng cụ thể. Cảnh này dùng để miêu tả cảm xúc nhân vật. Cảnh cận được xem là một trong những cảnh quay quan trọng và có tác động mạnh nhất đến người xem.
Cảnh đặc tả – Extreme Close Up (ECU / XCU)
Cảnh đặc tả sẽ là cảnh rất gần với người xem. Dạng quay này chỉ cho thấy một bộ phận, một phần, hay một đặc điểm nổi bật, tạo ấn tượng của sự việc của nhân vật. Đó có thể là khuôn mặt, đôi mắt, vết sẹo,… của nhân vật.
Point of View (POV)
Point of View là tầm nhìn của nhân vật. Các cảnh POV thường đặt đặt giữa hai nhân vật, hoặc đặt giữa nhân vật với tầm nhìn vừa đủ để nhân vật thể hiện được phản ứng và cảm xúc của mình.
Và để tạo ra được những loại footage như trên, đội ngũ quay phim cần có những bí quyết riêng của mình.
Cách tạo ra những Footage chất lượng
Để có những cảnh quay thô nhưng chất lượng, bắt buộc bạn phải nắm được một vài yêu cầu sau.
Quay RAW footage
Chế độ Codec thường rất quen thuộc. Đây là cách để người quay nén các file trước khi xuất ra máy chủ. CHúng hỗ trợ các tệp tin có dung lượng lớn nén lại để có kích thước nhỏ hơn. Nhờ đó, bộ nhớ máy sẽ lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn.
Tuy nhiên, cũng chính cách này lại làm cho chất lượng của video và ảnh bị giảm xuống. Bởi vậy, trước khi sử dụng cách này, người dùng nên cân nhắc cài chế độ quay RAW là tối ưu nhất. Khi đó, các tài nguyên của bạn mới có thể sử dụng được.
Không xem nhẹ Storyboard
Storyboard thường là bước quan trọng trước khi làm video. Nó giúp hiện thực hóa ý tưởng video qua bản phác thảo trên giấy. Bởi vậy, trước khi bấm máy, để tránh gặp tình trạng bị rối ý tưởng, bạn nên vẽ storyboard để hình dung rõ hơn các chi tiết.
Dùng độ sâu trường ảnh nông
Độ sâu trường ảnh là khu vực lấy nét trong khung hình của các video. Vì thế, để có được các cảnh quay với độ sâu mong muốn, bạn nên ưu tiên các camera có ống kính rời.
Quay ở mức 24fps
Hiện nay, phần lớn các máy quay thường được trang bị ở cả hai chế độ 30fps, và 24fps. Tuy nhiên, để có được những cảnh quay giống điện ảnh nhất, bạn nên sử dụng mức 24fps. Bởi, mức quay này được coi là chân thực nhất với góc nhìn của người xem.
Tuyệt đối không zoom
Zoom là cách quay để màn hình máy tiếp cận gần đối tượng hơn. Tuy nhiên, cách này khiến cho chất lượng footage bị ảnh hưởng. Bởi vậy, cần hạn chế hoặc không sử dụng trong sản xuất video chuyên nghiệp.
Hiện nay, các nhà sản xuất hầu như không còn sử dụng kỹ thuật này trong quay dựng nữa. Thay vào đó, họ áp dụng kỹ thuật Dolly. Theo đó, Camera sẽ chuyển động tiến hoặc lùi tự động để có thể quay toàn cảnh và quay cận cảnh. Nhờ vậy mà các video được quay xong cho chất lượng cao, mượt mà và hấp dẫn.
Dùng ống kính với tiêu cự cố định Lens prime
Lens prime là ống kính với tiêu cự cố định (hoặc thấu kính cố định). Chúng có khẩu độ tối đa từ f2.8 đến f1.2. Lens prime có thể có những góc quay lớn và nhỏ hơn trong từng khung hình. Khi quay với ống kính này, hình ảnh sẽ không bị ảnh hưởng về kích thước và góc nhìn.
Chỉnh màu khi xuất video
Để có được những đoạn video ấn tượng, chỉnh màu là công đoạn không thể bỏ qua. Tuy vậy, quá trình để màu sắc phù hợp đòi hỏi editor có kinh nghiệm và thành thạo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm những phần mềm hỗ trợ chỉnh màu online để video đạt được hiệu quả cao nhất.
Khi đã là người làm phim chuyên nghiệp, những kỹ thuật trên có thể đã trở thành thói quen. Tuy nhiên, nếu mới vào nghề thì bạn nên chú ý áp dụng để tạo ra cho mình những tác phẩm hoàn hảo nhất.
Trên đây là toàn bộ các thông tin và các giải đáp về Video Footage là gì? Cách tạo ra Footage hấp dẫn cho các video quảng cáo” mà Phimsanpham đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần làm và tác dụng của những đoạn video thô này.